Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Thuở ban đầu người ta tính giờ bằng cách vạch ra những dấu theo bóng của ánh sáng mặt trời trên đất. Cách này do người cổ Hy Lạp và dân vùng Mesopotamia tìm ra khoảng 1.300 năm trước công nguyên. Đó là chiếc đồng hồ mặt trời. Đây được xem là chiếc đồng hồ đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
Đồng hồ mặt trời tồn tại khoảng 1.000 năm cho đến khi đồng hồ nước ra đời tại Trung Quốc. Nó được cải tiến dần khi du nhập vào các nước khác. Đó là chiếc đồng hồ đầu tiên có chuyển động. Nước được nhỏ giọt xuống một chiếc bình hình trụ làm cho van đẩy (piston) bên trong trồi lên dần. Van đẩy này hoạt động khiến bách cóc (ratchet - bánh xe răng cưa) làm xoay chiếc kim duy nhất của đồng hồ (đồng hồ lúc đó mới chỉ có một kim, là kim chỉ giờ).
(Đồng hồ mặt trời của người Hy Lạp)
Mãi đến đầu thế kỷ XIII người ta mới chế ra đồng hồ máy, lúc đầu nó được chuyển động bằng lực. Chính vì vậy mà nó rất cồng kềnh, không thể mang đi mang lại được. Khoảng năm 1450, đồng hồ chạy bằng dây cót mới ra đời.
Từ đó nó được cải tiến mãi cho gọn nhẹ, tiện lợi, chính xác và đa dạng về kiểu dáng hơn. Theo sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, chúng ta được biết rằng chiếc đồng hồ quả lắc đầu tiên (chế tạo theo kiểu phương Tây) của Việt Nam ta do một người tên Nguyễn Văn Tú, quê ở Quảng Trị - một người đã đi học nghề làm đồng hồ đeo tay và kính thiên lý tại Hà Lan hai năm làm ra. Những chiếc đồng hồ này đã được chế tạo và lắp đặt tại các dinh và đồn trại ven biển Đàng Trong vào mùa xuân năm 1773, thời chúa Ninh Nguyễn Phúc Trú.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét